Tác hại của chì hàn lên sức khỏe
SỰ ĐỘC HẠI CỦA CHÌ:
Hầu hết các nguồn độc hại của chì là bụi chì. Bụi này rất nhỏ và không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Bụi chì có khối lượng cỡ vài phần ngàn bụi thông thường. Sự tập trung cao của bụi chì có nghĩa là thậm chí một lượng nhỏ bụi phơi sáng có thể kéo theo lượng chì rất cao trong đó. Các quy định của chính phủ hiện nay về mức an toàn của bụi chì trong nhà là 100 µg/ft2 trên sàn; 500 µg/ft2 trên bậu cửa; và 800 µg/ft2 trên giếng cửa sổ. Một số chuyên gia cho rằng các mức này là quá cao và cần hạ thấp hơn.
THẾ NÀO LÀ NGỘ ĐỘC CHÌ?
VIỆC SỬ DỤNG CHÌ
Chì (Pb) là một nguyên tố hóa học cơ bản, có thể kết hợp với những chất khác để tạo thành hợp chất chì. Là một kim loại vẻ sáng xanh-trắng, chì rất mềm, dễ dát mỏng, dễ kéo, có nhiệt độ nóng chảy thấp và có khả năng chống ăn mòn. Những đặc tính này mang tới cho chì khả năng phổ dụng, ngay cả trong thời kỳ xa xưa. Người Ai cập cổ dùng chì để làm tượng, đĩa ăn, trang sức và lưới bắt cá. trong thời kỳ đế chế La mã, chì được dùng để đóng tàu, nồi nấu bếp, cân và đường ống dẫn nước. Thực tế các ống dẫn nước bằng chì xuất hiện trên phù hiệu của đế chế La mã, dùng như là máng nước tắm, và vẫn còn đến tận ngày nay.
Trong thế giới hiện đại, chì được sủ dụng trong đa dạng các sản phẩm khác nhau, một vài trong số đó bao gồm: xăng dầu, sơn, ống dẫn, tinh luyện, bảo vệ cáp điện, Pin điện, đạn dược và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, chì, trong suốt chiều dài lịch sử là một trong những kim loại có nhiều ứng nhất, là một trong những chất độc hại cổ xưa nhất. Nhằm tăng cường nhận thức và sự lo ngại ngày càng gia tăng về sự độc hại của chì, chính phủ Mỹ bắt đầu đưa ra những quy định bắt buộc đối với các sản phẩm có sử dụng chì, bao gồm xăng dầu, thuốc trừ sâu và sơn tường vào thập kỷ 1970.
Ngày nay, ngộ độc chì là rủi ro môi trường hàng đầu tại Mỹ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nguồn chủ yếu của ngộ độc chì là các bụi chì. Bụi này, có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được, có thể bay lơ lửng hoặc dình trên bề mặt, nó rất dễ dàng xâm nhập, đặc biệt với trẻ nhỏ, qua đường ăn uống hoặc hô hấp.
NGỘ ĐỘC CHÌ TÁC HẠI TỚI SỨC KHỎE
Chì là độc tố có khả năng cản trở sự phát triển và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ngay khi nó xâm nhập vào cơ thể, chì di chuyển thông qua các mạch máu. Một lượng nhỏ chì vẫn tồn đọng tại các mạch máu, trong khi một lượng khác kết tủa và tích lũy lại tại thận và não. Tuy nhiên hầu hết chúng được tích lũy trong xương. Chì này đi vào và ra xương giống như cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển. Chì đọng lại trong cơ thể rất lâu. Thời gian để đào thải một nửa lượng chì trong xương ra ngoài cơ thể có thể mất tới hơn 20 năm. Do đó, một người có thể bị ngộ độc chì trong thời gian ngắn qua việc phơi nhiễm chì mức độ cao (cấp tính), hoặc qua phơi nhiễm chì mức thấp hơn với thời gian dài hơn (mãn tính). Thậm chí một lượng nhỏ chì cũng có thể nguy hại tới sức khỏe con người, và những ảnh hưởng của nó có tính phá hoại cao, không thể phục hồi được.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ
Trung tâm phòng chống dịch bệnh đánh giá rằng xấp xỉ 2 triệu trẻ em Mỹ dưới 6 tuổi mắc ngộ độc chì ở mức thấp. Trung tâm này cũng đánh giá có khoảng 10% số trẻ em bị tổn thương do ngộ độc chì. Ngay cả các trẻ có vẻ ngoài khỏe mạnh cũng có thể có lượng chì cao trong cơ thể. Trẻ em thường bị ngộ độc chì thông qua ăn uống phải những bụi chì vô hình thông qua việc cho tay lên mồm. Một số ít trẻ ăn vụn sơn hoặc đất có chứa chì. Trẻ con cũng thích cho tay hoặc các vật dụng khác có dính bụi chì vào trong mồm chúng. Chúng có thể hít bụi chì, đặc biệt trong quá trình sửa chữa gây ra xước bề mặt sơn. Chì gây ra nguy hại đối với trẻ con nhiều hơn người lớn bởi vì quá trình phát triển cơ thể của trẻ nhỏ hấp thụ nhiều chì hơn so với cơ thể người lớn, và não của chúng, hệ thần kinh cảm xúc nhạy cảm hơn đối với sự phá hủy của chì. Lượng chì trong máu đáng lo ngại trong máu vào cỡ 10 µg/dl hoặc lớn hơn.
Lượng chì trong máu của trẻ em từ 100 đến 150 µg/dl có liên hệ tới sự phình ra của não, gây nên bại não thậm chí tử vong. Ngày nay sự phơi nhiễm chì mức cao tương đối ít gặp ở Mỹ; tuy nhiên, những mức này hay gặp ở các nước công nghiệp mà không kiểm soát phơi nhiễm chì.
Ở mức phơi nhiễm thấp, ảnh hưởng của nhiễm độc chì bao gồm:
- Làm giảm sự phát triển
- Giảm sút thính giác
- Rối loạn hành vi
- Đau đầu
- Giảm trí nhớ
Tác động tới sức khỏe người lớn
Ngộ độc chì đối với người lớn xảy ra phần lớn do phơi nhiễm bụi chì có liên quan tới công việc và sở thích. Ở mức độ cao, chì có thể tác động đối nghịch lên hệ thần kinh, như dây thần kinh điều khiển xe. Việc phá hủy này dẫn đến mất khả năng duy trì tay hoặc chân ở vị trí bình thường do sự yếu cơ gây ra bởi sự phá hủy thần kinh (cứng cổ tay, chân).
Theo nghiên cứu gần đây xuất bản 17 tháng 4 năm 1996, tạp chí Hiệp Hội Y Khoa Mỹ, phơi nhiễm chì kéo dài có liên hệ với rủi ro tăng huyết áp nam giới. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng phơi nhiễm chì mức thấp gây giảm chức năng thận ở nam giới độ tuổi trung niên và về già.
Các ảnh hưởng khác có thể kể tới khi bị phơi nhiễm chì kéo dài bao gồm:
- Các vấn đề hô hấp
- Rối loạn thần kinh
- Rối loạn sinh sản
- Ảnh hưởng chức năng tiêu hóa
- Suy giảm trí nhớ
- Khó khăn trong quá trình sinh sản
Ảnh hưởng tới quá trình mang thai
Xấp xỉ 4.4 triệu, hay 9%, số phụ nữ mang thai của Mỹ có lượng chì trong máu tăng cao. Chì, được lưu trữ trong xương, di chuyển ra ngoài xương cùng với canxi. Nếu một phụ nữ có tiền sử phơi nhiễm chì, chì trong xương của người này có thể được giải phóng nhanh qua việc canxi trong cơ thể cô ta chuyển qua cho đứa bé trong bụng, đặc biệt là khi khẩu phần ăn của cô ta thiếu hụt canxi.
Các mô của đứa bé trong bụng có thể hấp thụ chì khi đứa bé phát triển trong dạ con. Sự phát triển não bộ bị tổn hại nghiêm trọng do tác hại của chì gây ra trong thời kỳ này. Thực tế chì có thể qua nhau thai đi vào bào thai, một phụ nữ mang thai bị phơi nhiễm chì có thể đặt dứa trẻ trong bụng vào các tình thế nguy hiểm:
- Nhẹ cân
- Mất khả năng học tập
- dị tật
- Sinh non
- Xảy thai
- Thai chết lưu
Ảnh hưởng tới sức khỏe người già
Chì di chuyển vào ra khỏi xương cùng với canxi, một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. khi canxi lấy vào cơ thể không đủ, do quá trình ăn kiêng hoặc do sự thay đổi hóc môn, xương giải phóng chì cùng với canxi. Chứng loãng xương làm tăng quá trình tích tụ chì trong xương, gây cho người già, những người đã từng bị phơi nhiễm chì, bị tổn thương trước các tác động của ngộ độc chì.
Triệu chứng của ngộ độc chì
Hầu hết những người bị nhiễm chì không có những biểu hiện rõ ràng, đặc biệt đối cới những người bị nhiễm ở mức thấp. Trước khi xuất hiện triệu chứng, chì có thể gây ra các tổn thương không nhìn thấy cho cơ thể. Triệu chứng ở giai đoạn đầu có thể giống như triệu chứng của bênh cúm. Một vài triệu chứng bao gồm:
Đối với trẻ nhỏ:
- Chán ăn
- Thiếu máu
- Tính lãnh cảm
- Nôn khan
- Mất tự chủ
- Dễ cáu kỉnh
- Vụng về
- Đau mạc bụng
- Táo bón
- Hôn mê
- Lơ đãng
- Chậm phát triển kỹ năng
- Chậm phát triển cơ
- Đau bụng
Triệu chứng đối với người lớn:
- Cứng bụng
- Đau mỏi cơ
- Sút cân
- Thiếu máu
- Nôn khan
- Ốm yếu
- Xu hướng bạo lưc
- Đau lưng và tứ chi